Mâm ngũ quả cúng tết là lễ vật không thể thiếu trong văn hóa thờ cúng của nhiều gia đình Việt Nam. Không chỉ riêng dịp năm mới Tất niên, mâm ngũ quả còn xuất hiện trong lễ nghi thờ cúng của các dịp trọng đại như: Khai trương, Tân gia, Cưới hỏi, Thôi nôi, Đầy tháng, Ma chay, Giỗ chạp, Ông Công ông Táo… Vậy bạn đã hiểu và biết cách trình bày mâm ngũ quả cúng tết sao cho đẹp và ý nghĩa chưa ạ, hãy cùng Bếp Thực Phẩm Nhanh tham khảo bài viết sau đây nhé!
1. Ý nghĩa mâm ngũ quả cúng Tết
>>> Đọc tiếp: Tổng hợp các món ăn ngày tết, để dùng mang lại may mắn, suôn sẻ trong ngày đầu năm
Mâm ngũ quả có nghĩa là 5 loại trái cây khác nhau, mỗi loại mang một ý nghĩa đặc trưng riêng, thường được bày biện trưng trên bàn thờ tổ tiên hay bàn phòng khách. Nhiều gia chủ thường chọn loại quả có màu sắc phong thủy phù hợp với bản mệnh, mang ý nghĩa cát tường. Tuy vậy, hiện nay mâm ngũ quả cúng Tết chỉ đa phần dùng để trang trí là chủ yếu chứ không đặt nặng về vấn đề tâm linh tín ngưỡng.
Trong Kinh Vu Lan Bồn Đức Phật cũng từng nhắc đến trái cây 5 màu còn đối với người Việt con số 5 lại tượng trưng cho 5 loại Phước quý sau:
- Phú: Giàu có, nhiều của cải
- Quý: Phẩm chất sang trọng
- Thọ: Sống lâu trăm tuổi
- Khang: Có nhiều sức khỏe
- Ninh: Cuộc sống bình an
Trong phong thủy, ngũ quả tượng trưng theo ngũ hành:
- Kim – màu trắng
- Mộc – màu xanh lá
- Thủy – màu đen
- Hỏa – màu đỏ
- Thổ – màu vàng
Ngoài ra, theo Phật giáo ý nghĩa 5 màu sắc có hàm ý biểu trưng cho “Ngũ thiện căn” đó là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).
Dựa trên những gì Bếp Thực Phẩm Nhanh tìm hiểu mỗi loại quả sẽ mang một ý nghĩa đặc trưng tốt đẹp, mang đến một tương lai đầy sáng sủa, bền vững, bạn hãy tham khảo dưới đây:
- Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.
- Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn và thành đạt.
- Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.
- Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.
- Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.
- Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.
- Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.
- Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.
- Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.
- Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.
- Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…
- Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.
- Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.
2. Tham khảo các mẫu mâm ngũ quả cúng Tết Nguyên Đán